Trong đa số trường hợp mẹ bầu bị mụn lưng chỉ kéo dài trong vòng vài tháng sau khi sinh con, tình trạng này sẽ tự nhiên chấm dứt mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bị mụn lưng nặng, mẹ bầu vẫn cần đến một vài biện pháp can thiệp. Hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mụn lưng cho bà bầu ở bài viết dưới đây!
Mụn lưng trong thai kỳ là tình trạng phổ biến. Tình trạng này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Thay đổi nội tiết tố: nồng độ hormone tăng cao trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dẫn đến da tiết nhiều dầu. Dầu thừa kết hợp với bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn dễ dàng bít tắc lỗ chân lông, gây ra mụn.
Vệ sinh da lưng không kỹ: vị trí lưng là vị trí khó vệ sinh và làm sạch nhất trên cơ thể. Sản phẩm chăm sóc da cho vùng lưng cũng rất ít cho nên bà bầu rất dễ nổi mụn trên vùng này khi mang thai.
Hệ miễn dịch suy yếu: khi mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu thường yếu hơn, khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm, dẫn đến tình trạng mụn lưng.
Mụn lưng thai kỳ thường tự khỏi sau sinh vài tháng, nhưng nếu bà bầu muốn cải thiện sự khó chịu về tâm trạng hoặc mụn trở nên nghiêm trọng, có thể tham khảo các phương pháp sau:
Chanh: thoa nước cốt chanh lên lưng sau khi tắm và xoa bóp nhẹ nhàng sau đó rửa lại bằng nước ấm. Công dụng là tẩy tế bào chết cho da, loại bỏ bã nhờn dư thừa trên da, kích thích sản sinh collagen, giảm mụn viêm.
Hỗn hợp mật ong – sữa: thoa đều mật ong lên vùng da bị mụn, để yên 20-30 phút sau đó rửa sạch với nước ấm, ngoài ra có thể pha 3 muỗng cà phê mật ong vào 1 cốc sữa, nhúng miếng bông gòn rồi đắp lên vùng da bị tổn thương, để yên 10 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Công dụng là kháng khuẩn, kìm khuẩn, dưỡng ẩm cho da.
Giấm táo: pha giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:4 sau đó xoa nhẹ lên vùng da bị mụn, đợi khoảng 15-20 phút sau đó rửa sạch. Công dụng là kháng khuẩn và loại bỏ lớp sừng, loại bỏ tình trạng viêm da và cân bằng lại pH của da.
Đắp bùn: nhờ người thân đắp bùn lên da để loại bỏ mụn và làm khô nhân mụn. Công dụng là kháng viêm, chống oxy hóa.
Nha đam: sau khi nạo gel từ lá nha đam, đặt gel vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất 1 giờ. Chà xát nhẹ nhàng phần gel lạnh đó lên vùng da tổn thương ít nhất 20 phút, sau đó rửa sạch với nước. Công dụng là trị mụn, giảm ngứa.
Để giảm bớt tình trạng khó chịu do mụn lưng gây ra, bên cạnh các phương pháp trị mụn có thể áp dụng trong thai kỳ như đề cập ở trên, bà bầu còn cần phải thay đổi một số hành vi trong sinh hoạt hằng ngày của mình, có thể kể đến như:
Giữ vệ sinh cơ thể, quần áo: việc tránh đổ mồ hôi là điều cần thiết. Khi đổ mồ hôi, hãy thường xuyên giặt quần áo và thay đồ. Hạn chế để tóc xõa phía sau lưng và hãy gội đầu thường xuyên. Khi đổ mồ hôi, nên cột tóc gọn gàng để tránh để dầu gội và dầu dưỡng tóc chảy xuống phần lưng, gây ra mụn.
Làm sạch da nhẹ nhàng: hãy nhẹ nhàng với vùng da lưng khi tắm và khi bôi thuốc. Tránh sử dụng xà phòng diệt khuẩn, tẩy da chết mạnh, xơ mướp, hoặc các đồ chà lưng. Thay vào đó, hãy sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, không chứa hương liệu nhân tạo để đảm bảo làn da được làm sạch mà không gây kích ứng.
Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: hãy sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30, phổ rộng và không gây mụn. Đảm bảo kem chống nắng có tính năng chống nước để tránh bị mồ hôi rửa trôi. Bôi kem chống nắng lên tất cả các vùng da hở, bao gồm cả lưng, để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
Mụn lưng tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại là “kẻ thù” âm thầm khiến nhiều mẹ bầu mất tự tin. Áp dụng các phương pháp được chia sẻ trong bài viết này như vệ sinh da đúng cách, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng sản phẩm trị mụn an toàn sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng mụn lưng.
Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:
Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 07 0838 0878.
Vui lòng đợi ...