Niacinamide là một thành phần phổ biến trong mỹ phẩm và có dung nạp tốt với nhiều loại da khác nhau. Đây là một chất chống oxy hóa, có hiệu quả tốt trong việc hồi phục hàng rào bảo vệ và cải thiện sắc tố da. Mặc dù lợi ích đã được chứng minh, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc dùng niacinamide bị lên mụn liti. Bài viết sau đây Doctor Acnes sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này và cách xử lý khi dùng niacinamide bị lên mụn.
Hiện tượng đẩy mụn (skin purging) xảy ra khi một hoạt chất làm tăng tốc độ luân chuyển của tế bào da, đẩy nhanh tốc độ hình thành tế bào da mới, quá trình này có thể gây ra mụn. Đẩy mụn (skin purging) và bùng phát mụn (breakout) đều gây ra tình trạng mụn trên da, thường xảy ra khi bắt đầu sử dụng các hoạt chất mới. Có thể phân biệt đẩy mụn (skin purging) và bùng phát mụn (breakout) như sau:
Đẩy mụn thường xảy ra ở những vùng hay nổi mụn và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Bùng phát mụn xảy ra khi da có phản ứng tiêu cực với một thành phần điều trị mới. Nó xảy ra ở những khu vực thường không nổi mụn và thời gian kéo dài hơn hiện tượng đẩy mụn.
Khác với AHA và BHA, niacinamide không làm tăng tốc độ luân chuyển tế bào da nên không gây ra hiện tượng đẩy mụn. Niacinamide không gây mụn, ngược lại hoạt chất này còn làm giảm lượng bã nhờn trên da và cải thiện quá trình hydrat hóa, điều này giúp hỗ trợ quá trình điều trị mụn. Theo một nghiên cứu vào năm 2016, đặc tính chống viêm của niacinamide làm giảm mụn mủ. Đồng thời, tác dụng giảm tiết bã nhờn của nó cũng có thể giảm mụn trứng cá.
Mặc dù niacinamide không gây ra hiện tượng đẩy mụn, nó có thể gây kích ứng dẫn đến nổi mụn ở một số người. Nếu trong quá trình sử dụng niacinamide bị lên mụn, dưới đây là một số điều cần lưu ý:
Kiểm tra các thành phần khác trong sản phẩm đang sử dụng. Nếu nó có thành phần gây mụn như acid oleic hoặc butyl stearate, hãy cân nhắc chuyển sang sản phẩm khác.
Nếu sản phẩm có thành phần hoạt chất như retinol thì hiện tượng đẩy mụn có thể là do thành phần này, nếu tình trạng nhẹ có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm, nếu tình trạng nặng hơn và không kiểm soát được, có thể tạm ngưng sử dụng và thăm khám với Bác sĩ Da liễu để có hướng xử lý phù hợp.
Khi bị đẩy mụn hay bùng phát mụn, cần tránh chà xát hoặc tẩy tế bào chết, điều này có thể gây viêm nhiều hơn. Ngoài ra, cần tránh nặn mụn, không chạm vào mặt, tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm hoặc thành phần mới nào cho đến khi tình trạng kích ứng dịu bớt.
Đôi khi, có thể khó biết chính xác thành phần gây ra các triệu chứng kích ứng. Trong trường hợp này, cần thăm khám Bác sĩ Da liễu. Cần cho Bác sĩ biết chính xác sản phẩm bản thân đang sử dụng để họ có thể kiểm tra danh sách thành phần, từ đó có thể xác định nguyên nhân gây kích ứng.
Niacinamide không gây tình trạng đẩy mụn. Nếu sử dụng hoạt chất này có xảy ra hiện tượng đẩy mụn có thể do một vài thành phần khác trong sản phẩm. Tuy nhiên, nồng độ niacinamide cao có thể kích ứng gây ra những tác dụng phụ như đỏ, rát hoặc nổi mụn. Nếu gặp phải tác dụng phụ khi mới sử dụng, cần lựa chọn nồng độ phù hợp và dãn thời gian sử dụng để da quen dần.
Xem thêm: tác dụng của niacinamide
Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:
Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 07 0838 0878.
Vui lòng đợi ...