Đa số mụn trứng cá thường xảy ra ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bị mụn ngay cả khi đã bước sang độ tuổi hơn 30. Mụn trứng cá ở lứa tuổi trưởng thành là một tình trạng khá phổ biến và có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn sau tuổi 30, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé.
Nhiều người trưởng thành vẫn tiếp tục bị mụn trứng cá ở độ tuổi 30, sau 30, thậm chí 50. Các Bác sĩ Da liễu gọi đây là “mụn trứng cá khởi phát ở người trưởng thành”. Tình trạng này phổ biến nhất ở phụ nữ trong thời gian gần chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ có xu hướng bị mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành thường xuyên hơn nam giới. Sau đây là một số nguyên nhân chính:
Nồng độ hormone không ổn định: sự mất cân bằng hormone, đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh và sau khi ngừng hoặc bắt đầu thuốc tránh thai, có thể dẫn đến mụn.
Stress: Stress gây mụn ở tuổi 30 làm tăng hormone androgen, kích thích tuyến dầu và nang lông, gây ra mụn. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa căng thẳng và bùng phát mụn trứng cá.
Tiền sử gia đình: nếu gia đình có người bị mụn, khả năng bạn bị mụn sẽ cao hơn do yếu tố di truyền. Các nghiên cứu cho thấy rằng mụn trứng cá có khuynh hướng di truyền. Những người có tình trạng di truyền có nhiều khả năng bị mụn trứng cá khi trưởng thành.
Các phương pháp điều trị mụn trứng cá mà Bác sĩ có thể khuyến cáo bao gồm các hoạt chất diệt khuẩn, retinoid, AHA, BHA, benzoyl peroxide.
Retinoid như tretinoin, adapalene hoặc tazarotene: là các thành phần chính trong các loại kem, gel điều trị mụn. Chúng giúp kiểm soát sự sản xuất dầu, chống viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp làm sạch mụn đầu đen, mụn đầu trắng kể cả mụn viêm. Đặc biệt, retinoid rất hiệu quả đối với mụn ở lứa tuổi trên 30.
Azelaic acid: có thể làm mờ những vết thâm do mụn.
Benzoyl peroxide: rất hiệu quả với mụn viêm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng sản phẩm có nồng độ 2.5%, tránh tác dụng phụ nếu dùng liều cao như khô da, kích ứng hoặc cảm giác châm chích.
Nên tìm kiếm trợ giúp của Bác sĩ nếu gặp phải mụn nặng có nguy cơ để lại sẹo. Mụn ở mức độ trung bình nặng có thể được điều trị bằng kháng sinh uống giúp kiểm soát vi khuẩn gây mụn như tetracyclin, minocyclin, erythromycin, doxycycline.
Kháng sinh điều trị mụn thường cần được duy trì trong khoảng 3 tháng để đạt được kết quả tốt nhất.
Ngoài kháng sinh uống, Bác sĩ cũng có thể kê đơn kháng sinh bôi ngoài da. Với phụ nữ bị mụn trung bình không đáp ứng tốt với kháng sinh uống, Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chứa chất ức chế androgen hoặc thuốc tránh thai.
Phương pháp này ứng dụng công nghệ mới như sau:
Điều trị bằng laser và ánh sáng.
Điều trị bằng phương pháp peel da hóa học.
Dẫn lưu và lấy mụn để loại bỏ mụn nang.
Để phòng ngừa mụn tái phát, có một số biện pháp quan trọng cần lưu ý:
Duy trì vệ sinh da sạch sẽ: rửa mặt sạch 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt để làm sạch bã nhờn và bụi bẩn trong lỗ chân lông.
Lựa chọn mỹ phẩm không gây bít tắc lỗ chân lông: tránh các loại mỹ phẩm có chứa dầu.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: ăn nhiều rau, trái cây, protein và giảm tiêu thụ đường, tinh bột tinh chế, đồng thời bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể.
Duy trì độ ẩm cho da: sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp để cân bằng độ ẩm cho da.
Hạn chế stress và nghỉ ngơi đầy đủ: stress ảnh hưởng lớn đến tình trạng mụn, vì vậy cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đặc biệt cần ngủ đủ giấc và không thức khuya.
Mụn sau 30 tuổi chủ yếu do mất cân bằng nội tiết. Để kiểm soát mụn, người trưởng thành cần đi khám Bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó điều chỉnh lối sống, chăm sóc da đúng cách, sử dụng thuốc theo chỉ định Bác sĩ hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ cao. Chăm sóc da kịp thời và đúng cách là chìa khóa để loại bỏ mụn và ngăn ngừa tái phát.
Xem thêm: Tư vấn mụn trứng cá tại Doctor Acnes
Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:
Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 07 0838 0878.
Vui lòng đợi ...