Trên thị trường chúng ta thường bắt gặp cụm từ “non-comedogenic” trên dán nhãn của các dòng mỹ phẩm. Đây là một thuật ngữ rất thông dụng trong chăm sóc da mà chúng ta thường hiểu đơn giản là các sản phẩm không gây mụn. Thực tế, chúng ta đã hiểu đúng và đầy đủ về các sản phẩm non-comedogenic hay chưa? Vai trò của non-comedogenic là gì cũng như có nên sử dụng các mỹ phẩm non-comedogenic trong quy trình chăm sóc da hay không? Trong bài viết này, hãy cùng Doctor Acnes đi tìm câu trả lời cho những vấn đề trên nhé.
Comedones là một tên khoa học chỉ một loại mụn hoặc vết thâm xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do các mảnh vụn gồm bã nhờn dư thừa, tế bào chết hoặc lông. Như vậy, non-comedogenic là thuật ngữ chỉ nhóm các sản phẩm chăm sóc da, làm đẹp không chứa công thức hay thành phần gây tắc nghẽn lỗ chân lông, do đó không gây ra mụn trứng cá. Thực tế, thuật ngữ “non-comedogenic“ liên quan đến tiếp thị nhiều hơn là một thuật ngữ y khoa vì không có một tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng nào để xác lập một sản phẩm không gây mụn trứng cá.
Sự hình thành mụn trứng cá là do sự tắc nghẽn của các nang lông hoặc các lỗ chân lông. Một số yếu tố góp phần gây nên tình trạng mụn trứng cá như da nhờn, da dầu, da chết, viêm nhiễm, các sản phẩm trang điểm hoặc các loại mỹ phẩm khác gây bít tắc lỗ chân lông.
Các thành phần có trong sản phẩm non-comedogenic là những chất không làm tắc nghẽn lỗ chân lông, điều này có nghĩa là chúng ít gây ra mụn trứng cá và giúp cho làn da luôn thông thoáng, dễ thở hơn. Các sản phẩm non-comedogenic cũng có thể chứa các thành phần giúp tẩy tế bào chết trên da – một trong những yếu tố có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, góp phần gây mụn trứng cá. Ngoài ra, chúng cũng giúp cân bằng việc sản xuất bã nhờn tự nhiên của da, ngăn ngừa sự tích tụ dầu, nhờn dư thừa, vi khuẩn có hại cho da.
Một số thành phần non-comedogenic phổ biến hiện tại trên thị trường có thể kể đến như:
Nha đam (Aloe vera)
Chiết xuất từ cây phỉ (Witch Hazel)
Nước hoa hồng
Vitamin C, E
Niacinamide
Allantoin
Glycerol
Silicone (tiêu biểu là dimethicone)
Ceteraryl alcohol
Đối với những làn da mụn hoặc dễ bị mụn trứng cá, điều quan trọng là không chỉ nên tìm kiếm các sản phẩm non-comedogenic mà còn nên lựa chọn các sản phẩm có chứa hoạt chất giúp điều trị và cải thiện tình trạng mụn trứng cá để tối ưu hiệu quả chăm sóc da. Một số ví dụ về các thành phần này như:
Benzoyl peroxide: đây là hợp chất được sử dụng rộng rãi trong điều trị mụn trứng cá. Benzoyl peroxide hoạt động bằng cách diệt vi khuẩn trên da, đồng thời giúp làm thông thoáng lỗ chân lông bằng cách loại bỏ tế bào da chết.
Salicylic acid: nhiều sản phẩm chăm sóc da dành cho da mụn có chứa acid salicylic-một thành phần giúp tẩy bỏ tế bào chết, thông thoáng lỗ chân lông
Alpha Hydroxy Acid (AHA): hai loại AHA thường được tìm thấy trong các sản phẩm trị mụn là acid glycolic và acid lactic. AHA điều trị mụn trứng cá bằng cách loại bỏ tế bào da chết, giảm viêm, đồng thời chúng còn giúp cải thiện sự xuất hiện của sẹo mụn bằng cách kích thích sự phát triển của tế bào da mới.
Lưu huỳnh: lưu huỳnh thường được kết hợp với các thành phần khác như benzoyl peroxide hoặc acid salicylic, giúp loại bỏ tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông, ngoài ra còn giúp loại bỏ bã nhờn gây mụn.
Dễ dàng nhất để lựa chọn các sản phẩm non-comedogenic là dựa vào các bao bì dán nhãn trên các sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, FDA không yêu cầu các nhà sản xuất chứng minh các sản phẩm của họ là non-comedogenic. Điều này có nghĩa là một số sản phẩm vẫn có thể chứa các hợp chất gây mụn dù đã được dán nhãn là non-comedogenic. Do đó, cẩn thận nhất thì chúng ta nên kiểm tra kĩ các thành phần trên bao bì sản phẩm trước khi lựa chọn sử dụng.
Kiểm tra kết cấu và độ đặc của sản phẩm vì sản phẩm kết cấu nặng hoặc quá nhờn dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn. Do đó, nên chọn những sản phẩm nhẹ, dễ hấp thụ vào da.
Lựa chọn sản phẩm non-comedogenic phù hợp với làn da sẽ giúp tối ưu hóa vai trò của non-comedogenic, giữ cho da sạch sẽ và khỏe mạnh. Do đó, trước khi lựa chọn bất kỳ một loại sản phẩm chăm sóc da hay làm đẹp nào, điều đầu tiên cần hiểu rõ về làn da của bản thân.
Dễ dàng nhất để lựa chọn các sản phẩm non-comedogenic là dựa vào các bao bì dán nhãn trên các sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, FDA không yêu cầu các nhà sản xuất chứng minh các sản phẩm của họ là non-comedogenic. Điều này có nghĩa là một số sản phẩm vẫn có thể chứa các hợp chất gây mụn dù đã được dán nhãn là non-comedogenic. Do đó, cẩn thận nhất thì chúng ta nên kiểm tra kĩ các thành phần trên bao bì sản phẩm trước khi lựa chọn sử dụng.
Kiểm tra kết cấu và độ đặc của sản phẩm vì sản phẩm kết cấu nặng hoặc quá nhờn dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn. Do đó, nên chọn những sản phẩm nhẹ, dễ hấp thụ vào da.
Lựa chọn sản phẩm non-comedogenic phù hợp với làn da sẽ giúp tối ưu hóa vai trò của non-comedogenic, giữ cho da sạch sẽ và khỏe mạnh. Do đó, trước khi lựa chọn bất kỳ một loại sản phẩm chăm sóc da hay làm đẹp nào, điều đầu tiên cần hiểu rõ về làn da của bản thân:
Đối với những người có da dầu, da nhờn nên ưu tiên chọn các sản phẩm non-comedogenic kết hợp với oil-free để giảm tích tụ dầu nhờn thừa trên da.
Đối với những người có da mụn, cơ địa dễ mụn trứng cá nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm non-comedogenic có chứa các thành phần trị mụn và cải thiện mụn trứng cá như acid salicylic, benzoyl peroxide, AHA, lưu huỳnh…
Đối với những người có làn da khô, hãy tìm những sản phẩm cung cấp độ ẩm cho da.
Hi vọng qua bài viết này, Doctor Acnes đã mang đến cho bạn những kiến thức cơ bản về các sản phẩm non-comedogenic, thành phần, vai trò cũng như biết cách lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với bản thân. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn các sản phẩm non-comedogenic hay mắc phải các tác dụng phụ, hãy tìm đến các bệnh viện và Phòng khám chuyên khoa Da liễu để được Bác sĩ tư vấn và hướng dẫn phù hợp.
Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:
Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 07 0838 0878.
Vui lòng đợi ...