Việc nặn mụn là một trong những biện pháp phổ biến để nhanh chóng giải quyết các loại mụn có cồi. Sau khi nặn mụn, nhiều cơ sở điều trị thường đắp mặt nạ như một biện pháp chăm sóc da đang bị tổn thương, cần được làm dịu và phục hồi. Tuy nhiên việc này có hợp lý hay không và nên đắp loại mặt nạ gì để giúp làn da nhanh chóng phục hồi và hạn chế các tổn thương? Bài viết sau đây sẽ giúp giải đáp nặn mụn xong có được đắp mặt nạ không này.
Câu trả lời là có, nhưng không nên đắp mặt nạ ngay lập tức sau khi nặn mụn. Sau khi vừa nặn mụn xong, da cần thời gian để phục hồi và giảm thiểu tình trạng vết thương giãn nở quá nhiều dẫn đến viêm nhiễm nặng. Việc lựa chọn các loại mặt nạ phù hợp cũng rất quan trọng để giúp làn da nhanh chóng phục hồi và hạn chế các tổn thương.
Đắp mặt nạ sau khi nặn mụn có thể mang lại nhiều lợi ích cho làn da, nhưng việc quan trọng là cần xem xét và lựa chọn loại mặt nạ phù hợp với làn da của bản thân. Tránh sử dụng những loại mặt nạ chứa các thành phần có thể gây kích ứng da, hãy ưu tiên những loại mặt nạ có tác dụng làm dịu và dưỡng ẩm để giúp da nhanh chóng hồi phục. Dưới đây là một số thành phần nên có trong mặt nạ sau khi nặn mụn:
Nha đam: có đặc tính giữ ẩm và làm dịu da, hữu ích để sử dụng sau khi nặn mụn.
Trà xanh: có tác dụng kháng khuẩn giúp giảm sưng đỏ, làm dịu da và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
Tinh dầu tràm trà: có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp bảo vệ và chữa lành vết thương hở. Ngoài ra, tinh dầu tràm trà cũng có thể cải thiện đáng kể tình trạng mụn trứng cá ở mức độ nhẹ đến trung bình, thích hợp sử dụng cho làn da mụn.
Mật ong: đã được sử dụng từ thời cổ đại để chữa lành vết thương vì chứa nhiều enzyme giúp làm dịu tình trạng viêm và bảo vệ vết thương hở khỏi tình trạng nhiễm trùng.
Rau má: chứa các hợp chất có đặc tính kháng viêm và kích thích làm lành vết thương. Bên cạnh đó, rau má còn có tác dụng làm dịu da, giảm kích ứng và mẩn đỏ, giúp vết thương mau lành và giảm thiểu sự hình thành sẹo và tăng sắc tố sau viêm.
Sát khuẩn: dùng bông gòn thấm dung dịch sát khuẩn như betadine lau nhẹ nhàng vùng da vừa nặn mụn để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch làm sạch không bọt và dịu nhẹ để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn trên da hàng ngày.
Đắp mặt nạ: chọn loại mặt nạ phù hợp giúp da hồi phục nhanh chóng và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Mặt nạ lý tưởng thường chứa thành phần dưỡng ẩm và làm dịu, có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm, giúp quá trình chữa lành vết thương diễn ra nhanh hơn.
Chỉ sử dụng sản phẩm trị mụn vào thời gian thích hợp: các loại sản phẩm trị mụn có chứa benzoyl peroxide, dẫn xuất retinoid hoặc acid salicylic chỉ nên sử dụng sau khi các vết thương trên da đã lành, thường sau 1-2 ngày.
Tại TP. HCM, Doctor Acnes là một trong những Phòng khám Da liễu uy tín và chuyên sâu về điều trị mụn cũng như các vấn đề về da. Dưới đây là những lý do nên chọn Doctor Acnes:
Đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm: các Bác sĩ tại Doctor Acnes có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị mụn và các vấn đề về da khác.
Trang thiết bị hiện đại: Doctor Acnes sở hữu hệ thống máy móc, thiết bị y khoa hiện đại, được nhập khẩu từ các nước tiên tiến, giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị chính xác, an toàn.
Quy trình nặn mụn chuẩn y khoa: quy trình nặn mụn tại Doctor Acnes được thực hiện trong môi trường vô trùng, đảm bảo điều kiện vệ sinh và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
Việc đắp mặt nạ sau khi nặn mụn là rất cần thiết và hiệu quả trong quy trình chăm sóc da, giúp làm dịu và phục hồi làn da, phòng ngừa tăng sắc tố sau viêm hiệu quả. Tuy nhiên cần chọn loại mặt nạ phù hợp và thực hiện các bước chăm sóc da đúng cách thì mới có hiệu quả.
Xem thêm: có nên nặn mụn không
Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:
Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 07 0838 0878.
Vui lòng đợi ...