Trong bệnh học mụn trứng cá thì mụn viêm là thuật ngữ dùng để chỉ một dạng nặng của mụn, hình thành trên da các nốt mụn sưng đỏ, đau nhức và gây khó chịu. Loại mụn này có nhân dịch mủ và vi khuẩn ăn sâu vào biểu bì da và có thể để lại sẹo rỗ nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách. Để nhanh chóng đẩy lùi mụn viêm một cách hiệu quả, hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu nguyên nhân hình thành mụn viêm, triệu chứng và cách điều trị mụn viêm hiệu quả trong bài viết dưới đây!
Mụn viêm là bệnh lý da liễu phổ biến gây nên do tăng tiết chất bã, tăng sừng hóa ở cổ nang lông, tăng sinh quá mức vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes) kéo theo phản ứng viêm đi kèm. Bệnh biểu hiện bằng nhiều loại tổn thương khác nhau như mụn sẩn, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang… khu trú ở vị trí tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực.
Mụn viêm khiến da bị sưng, đỏ, gây cảm giác đau và khó chịu trên da. Mụn viêm không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên lại ảnh hưởng nặng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, mụn viêm có thể để lại sẹo rỗ, gây mất thẩm mỹ lâu dài bề mặt da.
Mụn viêm gây sưng đỏ và đau nhức, biểu hiện dưới 4 dạng sau:
Mụn sẩn: loại mụn có phần da xung quanh bị viêm nhẹ, hơi sưng, có màu đỏ, hồng hoặc nâu tím, đau khi chạm vào. Phần da bị viêm có đường kính dưới 1 cm, có hoặc không có bờ rõ ràng, tụ thành nhiều mảng. Mụn này xuất hiện ở nam giới nhiều hơn.
Mụn mủ: loại mụn sưng to, có mủ màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng ở trung tâm, xung quanh có viền viêm đỏ. Mụn mủ thường không gây ra sẹo lõm do tình trạng viêm thường giới hạn đến lớp nang lông.
Mụn bọc: loại mụn viêm nặng, có khả năng gây tổn thương tới cấu trúc bên trong da. Mụn bọc biểu hiện bằng những nốt sần, cứng, màu da hoặc màu đỏ, không có nhân như mụn đầu trắng hay mụn đầu đen, gây cảm giác căng tức và đau nhức. Mụn bọc nằm sâu dưới tận lớp đáy của da, nên nếu điều trị không đúng cách có thể để lại sẹo rỗ.
Mụn nang: loại mụn viêm nặng nhất và nguy cơ gây sẹo lõm rất cao do tình trạng viêm nhiễm đã xâm nhập vào sâu tế bào da. Mụn nang chứa đầy mủ nên mềm hơn mụn bọc và có thể thấy mủ bằng mắt thường.
Nguyên nhân gây tăng hoạt động tuyến bã nhờn
Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể như dậy thì, thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, có thai…
Sử dụng một số loại thuốc như testosterone (giúp tăng cơ), phenothiazine…
Yếu tố di truyền.
Sinh hoạt không điều độ, thức khuya, thiếu ngủ, căng thẳng.
Nguyên nhân khiến tế bào chết và bụi bẩn tích tụ trên da
Vệ sinh, chăm sóc da sai cách khiến bụi bẩn và tế bào chết tích tụ gây viêm nhiễm.
Môi trường sống nhiều bụi bẩn, ô nhiễm, hoá chất.
Mụn viêm có thể lây lan ra các vùng da lành xung quanh và để lại sẹo, vì vậy nên điều trị mụn viêm càng sớm càng tốt. Tuỳ thuộc vào tình trạng mụn viêm, Bác sĩ Da liễu có thể chọn phương pháp sử dụng thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn và kết hợp thêm liệu pháp vật lý/hóa học (liệu pháp ánh sáng, peel da…) để điều trị.
Benzoyl peroxide: hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn P. acnes và giúp giảm viêm. Tuy nhiên, benzoyl peroxide có thể gây khô da. Nồng độ benzoyl peroxide được sử dụng từ 2,5-10%.
Acid salicylic: có tác dụng loại bỏ lớp da chết trên bề mặt da, làm sạch lỗ chân lông và ngừa tổn thương do mụn viêm để lại. Nên sử dụng kèm kem dưỡng ẩm vì acid salicylic có thể làm khô da.
Tinh dầu tràm trà: một số nghiên cứu cho thấy tinh dầu tràm trà có thể tiêu diệt vi khuẩn P. acnes. Tinh dầu tràm trà có thể gây kích ứng nên cần ngưng sử dụng khi có biểu hiện sưng, đỏ hoặc ngứa tiến triển.
Điều trị không kê đơn có thể hiệu quả với những người bị mụn thể nhẹ. Tuy nhiên nó lại không đủ mạnh để điều trị các trường hợp mụn thể trung bình đến nặng.
Thuốc kê đơn có hiệu quả mạnh trong điều trị mụn viêm nhưng mặt khác lại đi kèm nhiều tác dụng phụ. Do đó, thuốc kê đơn phải được sử dụng theo chỉ định của Bác sĩ và không nên tự ý mua thuốc để điều trị khi chưa qua thăm khám. Thuốc kê đơn trong điều trị mụn gồm thuốc bôi tại chỗ và thuốc đường uống (có tác dụng toàn thân). Dưới đây là các loại thuốc kê đơn thường được Bác sĩ Da liễu sử dụng trong điều trị mụn viêm:
Thuốc bôi tại chỗ
Acid azelaic: có tác dụng ngăn chặn nhân mụn, kìm khuẩn với nồng độ 20% dưới dạng kem bôi. Acid azelaic có thể gây ngứa và cảm giác bỏng rát tại chỗ.
Retinoid: retinoid là dẫn xuất của vitamin A có tác dụng tiêu nhân mụn, ngăn sự hình thành nhân mụn, kháng viêm và giảm bài tiết bã nhờn. Các retinoid thường dùng trong điều trị mụn là tretinoin, adapalene, tazarotene.
Thuốc dùng toàn thân
Kháng sinh đường uống: có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, thường dùng trong trường hợp mụn viêm lan rộng, kháng sinh được khuyến cáo trong điều trị mụn bao gồm nhóm tetracyclin (doxycycline, tetracycline, minocycline). Trong trường hợp không dùng được nhóm tetracyclin như trẻ em < 8 tuổi, phụ nữ mang thai có thể thay thế bằng nhóm macrolide (erythromycin, azithromycin).
Mụn viêm là tình trạng mụn trứng cá thể nặng, khó tự điều trị tại nhà và dễ để lại sẹo khi điều trị không đúng cách. Khi bị mụn viêm, trước hết nên thăm khám Bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán tình trạng mụn và tư vấn điều trị phù hợp. Song song với tuân thủ điều trị, cần giữ thói quen vệ sinh da sạch sẽ, sinh hoạt lành mạnh và chế độ ăn hợp lý để hạn chế mụn viêm tái phát.
Xem thêm: cách trị mụn viêm ở má
Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:
Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 07 0838 0878.
Vui lòng đợi ...