0 - 120,000 đ        

Giải pháp chuyên sâu để điều trị thâm đỏ và thâm đen sau mụn

Thông thường khi mụn biến mất và da bắt đầu lành thương, chúng ta sẽ phải đối mặt với hậu quả sau đó là những vết thâm có màu để lại. Có 2 loại thâm sau mụn thường gặp là thâm đỏ và thâm đen.

Các loại thâm này cần mất rất nhiều thời gian mới hồi phục lại về làn da ban đầu, thậm chí có thể kéo dài hơn 6 tháng. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị các loại thâm sau mụn giúp rút ngắn thời gian hồi phục của da. Hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu về phân biệt thâm đen và thâm đỏ và cách điều trị chúng trong bài viết sau đây nhé.

Phân biệt thâm đỏ và thâm đen sau mụn là gì?

Thâm đỏ

Thâm đỏ, hay còn gọi là hồng ban sau viêm, thường giống với các nốt mụn trứng cá, có thể có màu đỏ, màu hồng hoặc màu tím đậm. 

Thâm đỏ có thể xuất hiện thành cụm, hoặc dưới dạng chấm riêng lẻ trên da như ở mặt, vai, lưng, cổ và ngực. Nó cũng có thể là giai đoạn sớm của sẹo, sau khi da đã hết mụn.‌

Thâm đen

Thâm đen, còn gọi là tăng sắc tố sau viêm, là những mảng hoặc đốm sẫm màu xuất hiện trên da sau khi bị mụn trứng cá. 

Hiện tượng các tế bào da phản ứng với tổn thương, hoặc kích ứng bằng cách tạo ra thêm melanin (sắc tố tự nhiên tạo nên màu tóc, da và mắt) được gọi là tình trạng tăng sắc tố sau viêm. Điều này gây ra các mảng và đốm rám nắng màu nâu, nâu sẫm hoặc thậm chí xanh xám trên da.

Nguyên nhân nào gây ra thâm đỏ và thâm đen?

Nguyên nhân gây thâm đỏ

Tình trạng thâm đỏ sau mụn thường xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ, hồng hoặc tím trên bề mặt da. Thâm đỏ là do sự giãn nở, viêm hoặc tổn thương các mạch máu nhỏ là mao mạch nằm dưới da.

Mụn nang là nguyên nhân phổ biến gây ra thâm đỏ, nhưng thâm đỏ cũng có thể xuất phát từ bất kỳ tình trạng viêm da khác như viêm da và cháy nắng. 

Nguyên nhân gây thâm đen

Thâm đen sau mụn thường xuất hiện ở những bệnh nhân có da sẫm màu. Nguyên nhân phổ biến nhất của thâm đen là do mụn trứng cá, viêm da dị ứng và chốc lở.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như nhiễm trùng, bị bọ cắn, bỏng, viêm nang lông, phát ban, phản ứng dị ứng và bệnh vẩy nến.

Cách phân biệt thâm đỏ và thâm đen sau mụn

Nếu thâm đỏ gây ra các vết đỏ hoặc hồng, thì thâm đen gây ra các vết nâu, xám hoặc sẫm màu trên da. 

Thâm đen xảy ra khi các tế bào sắc tố da bị kích thích trong quá trình chữa lành vết thương, các đốm đen là sự tập trung sắc tố trong một khu vực. 

Thâm đỏ có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn ở da trắng, trong khi đó tăng sắc tố sau viêm xảy ra nhiều hơn ở da sẫm màu.

 

Cách điều trị thâm đỏ sau mụn

Thâm đỏ có thể cần tới hơn 6 tháng để tự biến mất và không gây nguy hiểm cho da. Tuy nhiên, để hạn chế mất thẩm mỹ, có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để điều trị và giúp thâm đỏ biến mất nhanh hơn:

Sử dụng thuốc bôi ngoài da

  • Hydrocortison tại chỗ

Hydrocortison là một loại steroid làm giảm viêm. Đôi khi nó được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị viêm do mụn trứng cá. Tuy nhiên cần có sự hướng dẫn của Bác sĩ Da liễu để tránh nguy cơ gây tác dụng phụ nếu sử dụng không phù hợp.

  • Vitamin C bôi ngoài da

Vai trò của vitamin C đối với thâm đỏ do mụn trứng cá chưa được nghiên cứu rộng rãi. Tuy nhiên, nó đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm ban đỏ do tia cực tím UVB gây ra. 

Vì vitamin C cũng có đặc tính làm sáng da nên phù hợp cho cả cho những người bị tăng sắc tố sau viêm (thâm đen) và cả những người bị hồng ban sau viêm (thâm đỏ).

hương pháp điều trị chuyên sâu tại Phòng khám 

  • Điều trị bằng laser ánh sáng

Bác sĩ Da liễu sẽ chỉ định một số loại laser như ánh sáng xung cường độ cao (IPL) và laser nhuộm xung để điều trị thâm đỏ. 

  • Mesotherapy

Mesotherapy là liệu pháp sử dụng kim nhỏ để vận chuyển các hoạt chất vào dưới da, giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị so với bôi thoa thông thường. Trong điều trị thâm đỏ, hoạt chất thường được sử dụng là tranexamic acid với những cơ chế và nghiên cứu đã trình bày ở trên. Khoảng cách giữa hai liệu trình mesotherapy thường là 2 – 4 tuần. 

Cách điều trị thâm đen sau mụn

Sử dụng thuốc bôi ngoài da

  • Sử dụng sản phẩm chứa chất ức chế tyrosinase

Chất ức chế tyrosinase giúp ngăn sản xuất melanin, giảm nguy cơ thâm sau mụn.

  • Kết hợp với retinoid

Ngoài ra thường kết hợp chất ức chế tyrosinase với retinoid tại chỗ để tăng cường hiệu quả. Bộ ba được kết hợp thường sử dụng gồm hydroquinone 4%, tretinoin 0,05% và fluocinolone acetonide 0,01%.

  • Acid azelaic

Acid azelaic cũng có thể điều trị cả mụn trứng cá và thâm đen.

Phương pháp điều trị chuyên sâu tại Phòng khám

  • Peel da hóa học

Peel da hóa học là phương pháp loại bỏ các tế bào biểu bì có chứa melanin dư thừa.

  • Điều trị bằng laser

Điều trị thâm mụn bằng laser là một phương pháp hiệu quả để giảm thâm đen sau mụn. Có ba công nghệ laser thường được sử dụng là laser Q-switched ruby, laser Q-Switched Nd:YAG, laser picosecond.

Năng lượng của tia laser sẽ giúp phá vỡ các hạt sắc tố, tạo thành những phân tử sắc tố nhỏ li ti và bị thực bào tiêu hoá rồi bài tiết ra ngoài cơ thể, từ đó giúp các vết thâm mờ hơn, da sáng và mịn màng hơn. 

Kết luận, về mặt cơ chế thì thâm đỏ và thâm đen là hoàn toàn khác nhau và có cách điều trị riêng biệt. Do đó, quan trọng là phân biệt đúng tình trạng thâm mụn để tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp. 

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

  • Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hotline: 07 0838 0878.

Nguồn: https://doctoracnes.com/phan-biet-tham-do-tham-den-sau-mun-va-phuong-phap-dieu-tri/
TIN TỨC KHÁC
  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm