Khi nhắc đến mụn bọc ở má, nhiều người không khỏi liên tưởng đến những nốt mụn lớn, gây đau nhức và dễ để lại sẹo. Đây là loại mụn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn để lại nhiều lo lắng về biến chứng sau khi lành. Hôm nay, cùng Doctor Acnes khám phá kỹ hơn về loại mụn gây phiền toái này, tìm hiểu nguyên nhân và cách điều mụn bọc viêm ở má để có làn da khỏe mạnh, mịn màng!
Mụn bọc là tình trạng mụn nặng được xếp vào cấp độ 4 hoặc 5 đặc trưng bởi những nốt sần sưng đỏ và viêm với đường kính > 1cm và thường gặp ở các vị trí như má, cằm hoặc cổ.
Mụn bọc ở má rất đa dạng về hình thái, hiện nay được chia thành ba nhóm chính gồm:
Mụn trứng cá kết cụm (acne conglobata): đặc trưng bởi các áp xe dạng nang, mọc thành cụm, tạo thành lỗ dò, khi lành để lại sẹo rất xấu.
Mụn trứng cá bộc phát (acne fulminans): tổn thương dạng viêm có thể dẫn đến hoại tử, thường gây sốt, tăng bạch cầu và không đáp ứng với các chất kháng khuẩn.
Viêm da hoại thư sinh mủ (pyoderma faciale): ít gặp nhất, triệu chứng điển hình là các nốt mụn sưng đỏ, kết cụm lại với nhau và rỉ dịch, gây hoại tử da nghiêm trọng.
Tương tự như mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở má cũng là kết quả của các yếu tố sau đây:
Thay đổi nồng độ hormone: sự biến động nồng độ hormone androgen khiến cơ thể tăng sản xuất bã nhờn, tăng sừng hóa cổ nang lông, tăng sinh vi khuẩn C. acnes và sau cùng gây khởi phát viêm.
Di truyền: các nghiên cứu còn cho thấy những trường hợp bị mụn nặng như mụn bọc ở má đều có xu hướng di truyền trong gia đình.
Chu kỳ sinh học: mụn bọc ở má có thể tái đi tái lại theo chu kỳ như trước kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh hoặc do ảnh hưởng của một số loại thuốc kháng viêm như corticosteroid.
Chế độ sinh hoạt không khoa học: việc ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái lo âu và stress. Những thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, thức ăn cay nóng cũng kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh ở vùng da hai bên má và gây nên mụn bọc, làm cho stress nặng hơn.
Mụn bọc là loại mụn viêm nặng và dễ để lại sẹo. Điều trị không đúng cách sẽ khiến mụn kéo dài dai dẳng và tái phát. Việc tự ý nặn mụn hoặc lấy tay sờ nắn sẽ làm lây lan viêm và tăng nguy cơ sẹo rỗ.
Do vậy, khi cần điều trị mụn bọc ở má, bệnh nhân cần tìm đến những Phòng khám Da liễu hoặc các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, không tự ý sử dụng các sản phẩm trị mụn để tránh hậu quả đáng tiếc về sau.
Với mụn bọc ở má dạng nhẹ, Bác sĩ thường kê đơn retinoid dạng bôi đơn trị hoặc kết hợp với benzoyl peroxide, kháng sinh, acid azelaic hoặc dapsone. Ở trường hợp nặng, Bác sĩ sẽ phối hợp thêm kháng sinh hoặc retinoid dạng uống vào phác đồ.
Ngoài ra, tiêm corticoid trực tiếp vào những nốt mụn bọc ở má giúp cũng ức chế C. acnes và giảm viêm. Isotretinoin là thành phần duy nhất có khả năng tác động vào hầu như toàn bộ cơ chế bệnh sinh của mụn, giảm sản xuất bã nhờn và hạn chế sự phát triển của C. acnes, điều chỉnh quá trình sừng hóa ở cổ nang lông và kháng viêm.
Sẹo rỗ là biến chứng nặng và khó khắc phục nhất của mụn bọc ở má. Chúng ta nên chủ động phòng tránh sẹo rỗ ngay khi nốt mụn vừa hình thành với các phương pháp sau:
Không tự ý sờ mó hay cố gắng nặn các nốt mụn bọc trên má để tránh viêm nhiễm lan rộng.
Skincare khoa học với các sản phẩm phù hợp với làn da, vệ sinh da sạch sẽ, hạn chế trang điểm trong thời gian dùng thuốc, tránh sử dụng các sản phẩm hoạt tính mạnh hoặc có dầu, gây bít tắc lỗ chân lông làm tình trạng mụn nặng hơn.
Thường xuyên thay mới khẩu trang y tế, định kỳ giặt khẩu trang vải, bao gối và các vật dụng cá nhân có tiếp xúc với da mặt để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn cho da, nhất là vùng da hai bên má.
Mụn bọc ở má là tình trạng da liễu phổ biến hiện nay, thường do thói quen sinh hoạt chưa lành mạnh hoặc việc không vệ sinh các vật dụng cá nhân đúng cách, đặc biệt khi phải đeo khẩu trang thường xuyên.
Xem thêm: mụn bọc bao lâu thì nặn được
Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:
Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 07 0838 0878.
Nguồn: https://doctoracnes.com/mun-boc-o-ma-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-phong-ngua-seo-lom-sau-mun/
Vui lòng đợi ...